Hạt cây cẩm lai – Kỹ thuật ươm và cách chăm sóc 2022

Thông tin hạt giống cây cẩm lai

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Tên loại hạt giống: Cây cẩm lai rừng, cẩm lai lá đỏ, cẩm lai đỏ
  • Tên khoa học: Dalbergia oliveri
  • Phân bổ ở Việt Nam: Chủ yếu sinh trưởng ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Nam
  • Tỉ lệ nảy mầm:  > 85%

Giá bán: 5,000,000 —-> 1,700,000 vnd/kg (Giảm 65%)
Điện thoại: 0919 255 145

Giá trên có thể thay đổi theo thời điểm và thị trường. Để biết chính xác nhất vui lòng liên hệ Caygiong4s.com theo số Hotline 0919255145. Cảm ơn quý khách và bà con.

Hạt giống Cây Cẩm Lai chất lượng giá tốt nhất thị trường 2021

Cây Cẩm Lai là loại cây trồng mang đến nhiều giá trị sử dụng hữu ích cho con người. Khi chúng được ươm trồng bởi những hạt giống cây Cẩm Lai chất lượng thì sẽ sinh trưởng tốt và ít tốn công chăm sóc. Cùng tìm hiểu về cây thông cũng như giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật trồng cây trong bài viết sau đây

hat-giong-cay-cam-lai-thumbnail

Thông tin hạt giống cây Cẩm Lai

Cây Cẩm Lai còn có tên gọi khác là cây Cẩm Lai rừng, cây Cẩm Lai lá đỏ hay cây Cẩm Lai đỏ. Cây Cẩm Lai có xuất xứ tại chính đất nước của chúng ta Việt Nam là Việt Nam. Cây sinh trưởng tốt ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

Tên khoa học của cây là Dalbergia oliveri. Quả cẩm Lai rất ít hạt, mỗi quả chỉ có 1-2 hạt, tối đa là 3 hạt. Hạt giống cây Cẩm Lai có tỷ lệ nảy mầm khá cao, > 85%. Chúng có hình dẹt, lưỡi liềm, màu hạt ngả nâu sẫm hoặc đen.

Chiều dài của Hạt Cẩm Lai khoảng 6 đến 12mm, chiều rộng của hạt có kích thước từ 5 đến 8mm. Mỗi hạt đạt trọng lượng từ 6 đến 7.5g.

Đặc điểm hình thái cơ bản của cây Cẩm Lai

Cây Cẩm Lai là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái của cây mà bạn có thể nhận diện chúng bên ngoài:

Thân cây và kích thước

Cây Cẩm Lai thuộc giống cây thân gỗ. Nhìn hình dáng bên ngoài, chúng ta có thể thấy thân cây không hề bị nứt và có màu xám tro. Cây Cẩm Lai khi trưởng thành có chiều cao đạt khoảng 20 – 25m. Đường kính thân cây Cẩm Lai cũng khá lớn với kích thước từ 40 – 60cm.

Lá và cành Cẩm Lai

Lá của cây Cẩm Lai là loại lá kép lông chim. Chúng mọc cách nhau và có chiều dài khoảng 15 đến 20cm. Mỗi lá Cẩm Lai đều cho cuống dài từ 10 – 17cm. Trên mỗi cuống lại có từ 7 đến 9 lá chét hình xoan với đầu nhọn.

Do đặc điểm này, cây Cẩm Lai có tán lá khá rộng và xòe to như một chiếc dù. Cây Cẩm Lai phân rất nhiều cành nhánh từ nhỏ khiến cây trông khá xum xuê và rậm rạp.

hat-giong-cay-cam-lai-la-va-canh
Cây Cẩm Lai có tán lá khá rộng và xòe to như một chiếc dù

Hoa Cẩm Lai

Hoa của Cẩm Lai thường mọc ở đầu cành hoặc mọc từ nách lá. Chúng mọc thành từng chùm hoa chùy rất đẹp. Mỗi bông hoa có màu lam nhạt gần nhạt như màu trắng và có kích thước khá nhỏ.

Quả cây cẩm lai

Quả cây Cẩm Lai hình bầu dẹt (giống cái thuyền), khối lượng 7-10g/quả. Chiều dài quả từ 100 – 120mm, chiều rộng 17 – 40mm. Mỗi quả thường chứa 1-2 hạt (tối đa 3 hạt). Quả có màu xanh khi chưa chín, khi chín chuyển dần sang màu nâu và màu đen.

Hạt cây cẩm lai

Hạt cây Cẩm Lai có hình bầu dẹt, lưỡi liềm, màu nâu sẫm hoặc đen. Kích thước chiều dài khoảng 6-12mm, chiều rộng hạt từ 5 – 8mm. Trọng lượng đạt 6 – 7.5g/hạt.

hat-giong-cay-cam-lai-hinh-thai
Hạt cây Cẩm Lai có hình bầu dẹt, lưỡi liềm

Đặc tính sinh thái của cây Cẩm Lai

Cây Cẩm Lai có tốc độ sinh trưởng chậm. Cây Cẩm Lai 30 tuổi ở Đồng Nai có chiều cao trung bình 9,75m, đường kính là 15cm. Mùa hoa Cẩm Lai rơi vào tháng 12  đến tháng 1 năm sau. Quả của chúng chín  vào khoản tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Cây thuộc dạng ưa sáng, lúc nhỏ thì chịu bóng. Cẩm Lai thường mọc ở nơi đất ẩm ven sông suối. Những nơi chúng mọc thường có đất tương đối bằng phẳng.

Khi mọc, chúng mọc rải rác hoặc mọc thành đám nhỏ trong các khu rừng rậm thường xanh nhiệt đới. Chúng ta cũng có thể gặp chúng ở cả ở rừng cây họ dầu hoặc rừng nửa rụng lá. Cây  thuộc dạng tái sinh hạt kém.

Công dụng tuyệt vời của cây Cẩm Lai trong đời sống

Cây Cẩm Lai thuộc loại cây lấy gỗ quý hiếm tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn có rất nhiều công dụng khác. Các công dụng của Cẩm Lai sẽ được liệt kê dưới đây, mời bạn cùng tham khảo.

Gỗ Cẩm Lai thuộc dạng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao

Gỗ cây Cẩm Lai có dác màu vàng nhạt, lõi có màu đỏ sẫm và có vân màu tím đen. Gỗ cây có tính cứng, chắc, nặng, thớ gỗ mịn. Vì vậy, gỗ Cẩm Lai dễ đánh bóng khiến các sản phẩm làm từ gỗ có thẩm mỹ cao, sinh động.

Người dân thường sử dụng gỗ Cẩm Lai đóng đồ dùng cao cấp, đồ mỹ nghệ, sản phẩm gỗ có giá trị xuất khẩu cao. Gỗ cây Cẩm Lai hiện nay được xếp vào TOP cây gỗ quý, được nhiều khách hàng săn lùng.

hat-giong-cay-cam-lai-ung-dung
Gỗ Cẩm Lai có giá trị kinh tế cao

Ý nghĩa cây Cẩm Lai trong phong thủy

Bên cạnh lấy gỗ, theo phong thủy, gỗ của cây này còn có hương thơm nhẹ nhàng, điều này mang đến sự thư giãn cho gia chủ , giúp sức khỏe của người dùng tốt hơn. Hơn nữa, đồ mỹ nghệ bằng gỗ Cẩm Lai còn có khả năng mang đến may mắn, thịnh vượng đối với gia đình người dùng.

Hướng dẫn ươm hạt giống cây Cẩm Lai

Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 70oC từ 6 – 8 giờ, hạt được vớt ra và tiến hành cấy hạt. Cách cấy hạt cẩm lai làm như sau:

– Xử lý đất, trộn chất xơ (trấu, xơ dừa, tro) và làm thành từng hàng rộng 0,8 – 1m, dài 4 – 5m tùy theo điều kiện.

– Phủ một lớp cát mỏng khoảng từ 1cm đến 2cm.

– Dùng khay đựng đảo đều 100g hạt và 70% cát mịn và dùng tay hoặc máy rải đều cho hàng dài 4-5m.

– Sau khi gieo hạt, phủ 1 lớp cát mịn 0,5-1cm lên trên để bảo vệ và giữ ẩm cho hạt.

– Phủ lớp lưới đen để tránh ánh sáng trực tiếp và giữ ẩm cho đất.

– Kiểm tra và tưới nước nhẹ giữ ẩm, sau 5-7 ngày hạt nảy mầm có thể đem đi gieo mạ vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai con 

Kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai như thế nào là hiệu quả chính là một trong những điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Dưới đây là thông tin chi tiết cách trồng và chăm sóc cây bạn nên tham khảo.

Chuẩn bị bầu đất

Sử dụng bầu nhỏ 6×8, 9×11 hoặc 14×17 tùy theo điều kiện địa phương. Đất làm bầu sàng lọc cẩn thận, trộn thêm với tro, trấu hoặc xơ dừa để đảm bảo độ xốp của đất, giúp cây dễ phát triển.

Sau đó, xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1,2m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4-0,6m để chừa lối đi và chăm sóc.

Cấy cây non vào bầu cây

Trước khi cấy cây non, bầu đất phải được cung cấp nước đủ ẩm có thể tưới trước từ 1-2 ngày.

Lọc những hạt mầm đã nhú, dùng que (đường kính bằng ngón trỏ) được vót nhọn một đầu hoặc dụng cụ làm vườn để tạo lỗ ở giữa bầu, mỗi lỗ sâu 1 – 1,5 cm để gieo mầm vào.

Sau khi gieo phủ một lớp đất vừa để lấp kín hạt, cần để mầm hở trên lớp đất để tiếp xúc nước, không khí và ánh sáng nhằm kích thích sinh trưởng. Sử dụng lưới đen che sáng, độ che phủ khoảng 50% là đảm bảo hiệu quả.

hat-giong-cay-cam-lai-cay-con
Cây Cẩm Lai con đạt chuẩn đem trồng

Tiến hành nuôi dưỡng cây con

Hàng ngày tưới 2 lần nước vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước từ 2.5-3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày với lượng nước 4 – 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ 1 lần.

Khi cây đạt chiều cao 5 – 10cm, tùy điều kiện từng gia đình và khí hậu của mỗi địa phương mà có thể làm dàn che nắng xuống 20-25% để cây có thể phát triển tốt nhất.

Khi cây đạt chiều cao từ 10 – 20cm tiến hành đảo bầu để rễ cây không ăn sâu xuống đất. Tiến hành sang bầu lở 14×17 hoặc 16×20 khi cây đạt chiều cao từ 50 – 70cm.

Khi này cây đã hoàn toàn cứng cáp nên không cần che nắng cho cây, chỉ cần tưới nước đầy đủ giữ ẩm cho đất. Bón thúc bằng phân Ure hoặc Sunfat đạm với khối lượng 0,20 – 0,25 gram hoặc phân NPK 16-16-8 pha loãng khoảng 1%. Nên tưới lại bằng nước sạch sau khi bón phân.

Khi đạt chiều cao từ 50-70cm có thể mang đi trồng đại trà. Để đạt chiều cao này mất khoảng 6 – 8 tháng, tùy từng điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mỗi địa phương. Như ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Đồng Nai cây thường phát triển nhanh và đều hơn.

Đường kính cổ rễ khi đó đạt 5-6mm,Trước khi bứng đi trồng khoảng 1 tháng nên ngừng hẳn việc bón phân để cây giảm sự phát triển nhanh, giúp cây cứng cáp.

Phương pháp đối phó với sâu bệnh

Thường xuyên quan sát, chăm sóc, làm cỏ để tránh sâu bệnh và các loại nấm phát triển. Để tránh nấm gây hại, có thể dùng dung dịch Booc 1% phun đều lên mặt lá cây. Liều lượng khuyến cáo nên ở mức 250ml/m2, 2 tuần 1 lần.

Trường hợp không may phát hiện nấm phát triển xung quanh thì dùng Booc 1% hay COC 85, 25gram/1 hoặc 2 bình 8 lít. Phun đều trên lá với độ phủ 250ml/m2, 2 tuần 1 lần, phun khoảng 2 – 3 lần tới khi hết nấm. 

Nên phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm để đạt hiệu quả tốt hơn. Tránh tiếp xúc với cây sau khi phun.

Trường hợp gặp sâu ăn lá hoặc các loại côn trùng nhỏ, có thể dùng thuốc Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc Methyl parathion 0,1% để diệt trừ. Cũng giống như nấm, nên phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm để đạt hiệu quả tốt hơn.

Bật mí cách ươm cây Cẩm Lai tốt nhất

Rất nhiều người chưa có kinh nghiệm trồng nghĩ rằng cách hiệu quả nhất ươm cẩm lai là từ hạt cẩm lai (chưa bóc vỏ) sau khi phơi khô. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Với kinh nghiệm trồng cây giống nhiều năm của Cây Giống Bắc Trung Nam, chúng tôi chắc chắn rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất để ươm cây cẩm lai là gieo hạt (chưa tách vỏ) khi vỏ còn xanh.

Lí do là vì nếu phơi khô vỏ hạt cẩm lai sẽ trở nên rất dai và cứng mầm cây rất khó phát triển được. Khi để hạt khô, bà con phải mất thêm công sức cắt các góc cạnh của hạt thì hạt mới nảy mầm được. 

Trường hợp để nguyên hạt khô gieo thì tỉ lệ nảy mầm rất rất thấp. Vậy nên lựa chọn tốt nhất là gieo hạt cùng với quả khi quả còn xanh, khi này lớp vỏ mềm, mầm cây dễ phát triển.

Cách thứ 2 là gieo từ hạt sạch (đã bóc vỏ), nhưng với cách này thì sẽ tốn khá nhiều công sức thủ công để bóc tách hạt vì hiện tại chưa có máy móc nào thật sự hiệu quả trong việc hỗ trợ. Vì vậy giá hạt cẩm lai thường khá cao, có khi lên trên 5 triệu/kg.

Hướng dẫn thu hoạch quả cây Cẩm Lai đúng kỹ thuật

Để hạt giống đạt chất lượng tốt nhất và cây con sinh trưởng tốt nhất nên chọn những cây mẹ từ 10 năm tuổi trở lên để thu hoạch quả. Cây mẹ được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, thân cây cao thẳng, tán lá đều và đẹp, chiều cao dưới cành từ 6-7m trở lên.

Cây mẹ không bị sâu bệnh, ngọn phát triển tốt. Chọn những quả già, có hình dáng khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau khi thu hoạch nên đem quả xử lý ngay càng sớm càng tốt, để lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống và cây con sau này.

Phương pháp bảo quản quả và hạt giống cây Cẩm Lai

Để bảo quản lâu dài, bà con sau khi phơi khô quả và cắt lọc lấy hạt (thủ công hoặc bằng máy) thì nên để hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất nên bảo quản ở trong tủ lạnh, giữ nhiệt độ từ 5 – 100C. Ở nhiệt độ này hạt có thể nảy mầm sau 2 năm.

Mua hạt giống cây Cẩm Lai chất lượng tỷ lệ nảy mầm cao ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán hạt giống cây Cẩm Lai. Tuy nhiên, để đảm bảo tìm được hạt giống tốt với tỉ lệ nảy mầm cao, bạn nên liên hệ Cây Giống Bắc Trung Nam.

Với những kinh nghiệm 25 năm ươm trồng cây giống, Cây Giống Bắc Trung Nam hoàn toàn am hiểu về tập tính của các loại cây. Vì vậy, chúng tôi có thể giúp bạn chăm sóc cũng như trồng cây đúng kỹ thuật.

Hạt giống, cây giống mà Cây Giống Bắc Trung Nam cung cấp không những đa dạng về chủng loại mà còn đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng và chống chịu tốt với các loại sâu bệnh.

Nếu bạn là người đang tìm mua hạt giống cây Cẩm Lai. Hãy liên hệ số Hotline 0909.855.145 gia đình chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn lựa chọn được hạt giống với giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng nhất.


Video hạt cây cẩm lai thực tế tại Caygiong4S

Bài viết liên quan:

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống Bắc Trung Nam

Địa chỉ: Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

Điện thoại: 0909.855.145

Email: vuonuomdongnai@gmail.com