Cây riềng đỏ được xem như một vị thuốc quý mọc phổ biến ở vùng Tây Bắc nước ta. Củ riềng đỏ có thể dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, ngày nay không phải ai cũng biết hết được công dụng của loại củ này. Cây Giống Bắc Trung Nam sẽ gửi đến bạn những thông tin cần biết về củ riềng như đặc điểm, một số bài thuốc và món ăn làm từ loại củ này qua bài viết dưới đây!
Thông tin cần biết về củ riềng đỏ
Củ riềng đỏ (Lesser Galangal) có tên khoa học là Alpinia Officinarum Hance. Tại Việt Nam, riềng đỏ còn được biết đến với các tên khác như riềng thuốc, lương khương.
Riềng là một chi thực vật lớn, chưa đến hơn 230 loài và thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Riềng đỏ là một loài thực vật thuộc chi riềng, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cây riềng phân bố ở đâu?
Các loài thuộc chi Riềng có mặt nhiều tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á. Bên cạnh đó, chúng cũng được tìm thấy trên các đảo ở Thái Bình Dương.
Riềng đỏ có nguồn từ Trung Quốc, chúng phát triển chủ yếu trên bờ biển phía Đông Nam và ở Hải Nam. Ngoài ra, cây riềng còn sinh trưởng tự nhiên và được trồng ở các nước Đông Nam Á khác như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,…
Ấn Độ hiện đang là quốc gia xuất khẩu củ riềng đỏ lớn thứ hai thế giới sau Hồng Kông. Ở Việt Nam, cây riềng mọc và được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước, nhiều nhất là ở vùng Tây Bắc.
Bộ phận sử dụng của cây
Người ta thường dùng thân rễ củ riềng phơi khô để làm gia vị hoặc dùng để chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian. Củ riềng đỏ có nhiều tác dụng trong đời sống và trong y học được ứng dụng đến ngày nay.
Phân loại củ riềng
Hiện nay có rất nhiều người không thể phân biệt được cây riềng đỏ và cây riềng trắng. Cây riềng đỏ chủ yếu được dùng để làm thuốc, còn cây riềng trắng thường được dùng để làm miến và không có tác dụng trị bệnh.
Sau đây là 5 đặc điểm dễ nhận ra nhất khi muốn phân biệt hai loại riềng này:
- Qua thân cây: Cây riềng đỏ có thân màu tím còn cây riềng trắng có thân màu xanh hoặc tím xem xanh tùy vào đất trồng.
- Qua cuống lá: Cây riềng đỏ có phần cuốn lá và phần sống gân mặt dưới lá có màu tím và nổi lên. Còn sống lá cây riềng trắng có màu xanh hoặc cuống lá có chỗ xanh chỗ tím.
- Qua lá cây: Lá cây riềng đỏ có viền màu tím giống với thân, cuống và gân lá. Lá cây riềng trắng có màu xanh hoặc tím hết toàn bộ phần lá.
- Qua hoa: Cây riềng đỏ có hoa màu đỏ tươi mọc riêng rẽ, nhỏ và dài. Trong khi đó, hoa của cây riềng trắng mọc thành chùm, nở bung và có các cánh hoa to.
- Qua củ: Củ riềng đỏ có lớp vỏ màu đỏ tím. Còn củ riềng trắng có lớp vỏ màu trắng.
Thành phần hóa học của củ riềng đỏ
Trong củ riềng có từ 0.5 – 1% tinh dầu mùi long não. Tinh dầu riêng hơi sền sệt, chủ yếu chứa xineola và metylxinnamat.
Bên cạnh tinh dầu, riềng đỏ còn chứa một số chất sau:
- Chất dầu có vị cay được gọi là galangola.
- 0.1% ba chất tinh thể là dẫn xuất flavon không có vị. Ba chất này là galangin, alpine và kaempfert.
Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây riềng đỏ
Để nhận dạng một cây riềng đỏ sinh trưởng tự nhiên, bạn cần biết một số đặc điểm sinh thái và hình thái của nó. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cây riềng đỏ:
Đặc điểm hình thái
Riềng đỏ là một loài cây thân thảo, có thể mọc cao đến hơn 2m. Lá cây có hình mũi mác, đầu thuôn nhọn, cả hai mặt đều nhẵn. Lá dài khoảng 35 – 40 cm, hầu như không có cuống. Lá riềng mọc so le và xếp thành 2 dãy đều nhau.
Rễ riềng to, có màu hồng nhạt và thường có đường kính từ 2 – 3 cm. Riềng thường có hoa và quả vào tháng 5 – 7. Quả riềng hình cầu, mọng, lúc chín sẽ có màu đỏ nâu và chứa khoảng 3 – 5 hạt bóng.
Đặc điểm sinh thái
Củ riềng đỏ ở nước ta được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ngoài ra, Trung Quốc, Ấn Độ và Lào cũng là những quốc gia có nhiều riềng đỏ.
Riềng là một loại cây ưa ẩm. Vì thế chúng có thể thể tự mọc rải rác ở các vùng rừng rậm, mọc dọc theo bờ sông suối hoặc trong thung lũng.
Đây là loài cây sinh trưởng mạnh và phát triển mạnh mẽ nhất vào vụ hè – thu. Đến cuối mùa thu, cây sẽ bắt đầu có quả và được gieo hạt để nhân giống. Hoa và quả riềng chỉ xuất hiện trên nhánh được khoảng một năm.
>>> Xem thêm: Cây Giống Bắc Trung Nam – Địa chỉ vườn ươm cây giống tốt nhất Đồng Nai 2021 <<<
Công dụng củ riềng đỏ
Ngày nay, củ riềng đỏ được khai thác và nuôi trồng rộng rãi bởi những công dụng vô cùng hữu ích của nó. Củ riềng được ứng dụng nhiều trong đời sống, trong y học và các bài thuốc dân gian.
Công dụng trong đời sống
Củ riềng là gia vị thơm nồng, ấm nên được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, khi mắc phải một số căn bệnh do chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn có thể sử dụng riềng để chữa trị và giảm bớt các triệu chứng:
- Đầy bụng, khó tiêu, ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Thái lát mỏng củ riềng đem muối chua. Khi sử dụng có thể ngậm kèm riềng với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Dùng ngày 2 – 3 lần.
- Đau dạ dày do hư hàn: Sắc thuốc gồm 8g riềng, hương phụ, 30g bách hợp và đan sâm, 10g ô dược, 7g đinh hương, 4g sa nhân với 3 bát nước. Sau khi sắc còn 1 bát, ngày uống 2 lần, uống trong 5 ngày.
- Tiêu chảy: Đơn thuốc gồm 10g hoài sơn, 10g liên nhục, 6g riềng, 10g bạch truật, 10g biển đậu, 4g hậu phát, 6g trần bì và 4g sinh khương. Sắc thuốc 2 bát còn 1 bát, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Sốt rét: Sử dụng 300g bột riềng với 100g bột quế khô và bột thảo quả trộn với mật làm viên to bằng hạt bắp. Người bị sốt rét dừng 15 viên trước khi lên cơn để cải thiện tình trạng này.
- Lang ben: Dùng 100g củ riềng cùng 100g lá và củ chút chít giã nát rồi vắt 1 quả chanh đun nóng. Dùng bông y tế bôi hỗn hợp thuốc lên các vùng tổn thương. Dùng trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Công dụng trong đông y
Củ riềng đỏ có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Vị thuốc này có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, tiêu thực. Công năng của riềng bao gồm:
- Kích thích tiêu hóa, giảm chán ăn. Riềng có tác dụng chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày. Giảm sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trùng hàn, nôn mửa. Có khi được sử dụng để nhai giảm đau răng.
- Chứa hàm lượng flavonoid galangin dồi dào. Chất này đã được chứng minh có thể ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.
Lưu ý bài thuốc này không được sử dụng đối với chứng nhiệt thịnh, âm hư.
Công dụng trong y học hiện đại
Củ riềng đỏ được sử dụng cùng với một số dược liệu từ thiên nhiên như Thiên niên kiện, Huyết giác, Đại hồi, Ô đầu, Quế chi. Các nguyên liệu này được sử dụng trong sản phẩm Cồn xoa bóp giúp giảm đau và giúp máu huyết lưu thông.
Hiện nay, Cồn xoa bóp được sử dụng rộng rãi để chữa các chứng đau nhức xương khớp, nhức mỏi cơ do với thể thao. Ngoài ra, nhân viên văn phòng ngồi lâu hoặc người bị bong gân cũng dùng sản phẩm này.
Một số bài thuốc dân gian từ củ riềng đỏ
Ông bà xưa thường sử dụng các loại thực vật từ thiên nhiên để chữa trị các căn bệnh nhẹ tại nhà. Riềng là một vị thuốc không thể thiếu khi trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian.
Bài thuốc xoa bóp
Bài thuốc bao gồm: 20g củ riềng đỏ phơi khô, Thiên niên kiện 16g, 24g quế, Thạch xương bồ 20g, 16g Trần bì (sao) và nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Thái nhỏ các vị thuốc kể trên, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm.
Rượu xoa bóp có thể dùng được sau 10 ngày ngâm. Khi dùng rượu xoa bóp, lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ.
Bài thuốc này dùng trong những trường hợp đau xương do trật ngã, sang chấn. Hoặc dùng để chữa sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…
Chữa phong thấp
Bạn có thể sử dụng 60g riềng, vỏ quýt, hạt tía tô sấy khô và tán nhỏ pha với nước sôi để nguội hoặc rượu mỗi lần sử dụng 4g. Uống ngày 2 lần trong 5 – 7 ngày, bệnh phong thấp sẽ cải thiện đáng kể.
Chữa bệnh về thận
Bệnh “Ngũ Canh tả” (đi ngoài lúc 5 giờ sáng) do tỳ thận dương hư gây nên. Biểu hiện của căn bệnh này bao gồm: Đi ngoài lúc 5 giờ sáng, phân lỏng, cơ thể yếu, bụng và tay chân lạnh.
Để chữa bệnh này bằng riềng, dùng bài thuốc gồm: 16g riềng khô, cẩu tích 12g, 12g ngũ gia bì, 12g sơn thù, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, 12g đỗ trọng (sao muối), khởi tử 10g, 16g bạch truật (sao hoàng thổ), 12g hậu phác, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g.
Sắc uống mỗi ngày 1 lần, liệu trình kéo dài 10 -12 ngày.
Bài thuốc chữa đau bụng
Khi bị đau bụng do lạnh, bạn hãy sấy khô và tán bột 20g củ riềng đỏ với 8g nụ sim, 60g búp ổi pha với nước sôi để nguội. Ngày uống 3 lần sau khi ăn để giảm bớt cơn đau.
Chữa ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn có các triệu chứng rõ rệt như đau bụng, nôn mửa, có trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng. Cơ thể có biểu hiện mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, mạch đập nhanh và huyết áp thấp.
Bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn gồm các vị thuốc: 16g riềng, hoàng liên 10g, 12g biển đậu, bạch truật 12g, 16g hoài sơn, liên nhục 12g, 10g sinh khương (nướng), thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g.
Các vị thuốc kể trên đem cho vào ấm sắc với 3 bát nước. Khi thuốc sắc lại còn 1 bát chia làm 3 lần uống, cách 2 giờ uống 1 lần.
Một số món ngon từ củ riềng đỏ
Ngoài công dụng như một bài thuốc đông y, vị cay thơm của củ riềng đỏ cũng được sử dụng nhiều trong các món ăn. Khi dùng riềng làm gia vị, món ăn không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số món ăn phổ biến và dễ làm với riềng:
Cá nướng riềng đỏ
Vị cay thơm của riềng đỏ góp phần giúp khử mùi tanh của cá và làm thịt cá trở nên ngon đậm vị hơn. Bạn có thể dùng cá bớp, cá tằm hoặc cá trê để thực hiện món ăn đơn giản này.
Món ăn này chắc chắn sẽ vô cùng được lòng già trẻ lớn bé trong gia đình của bạn đấy!
Thịt băm kho riềng
Thịt heo bằm dai dai xen chút vị béo của mỡ là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Loại thực phẩm này nếu được rang chung với củ riềng đỏ sẽ có mùi thơm đặc biệt từ riềng làm món ăn dậy mùi thơm hơn.
Vịt chiên củ riềng
Thịt vịt được tẩm ướp đậm đà với riềng được chiên lên giòn rụm có thể trở thành món khoái khẩu của bất kỳ vị thực khách khó tính nào. Lớp da vịt giòn tan với hương vị thơm ngon của vịt và riềng là điểm nhấn của món ăn này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thịt vịt và riềng để làm món vịt nướng riềng mẻ. Mỗi món ăn lại có vị ngon khác nhau khiến gia đình bạn không thể cưỡng lại.
Cá kho củ riềng
Nếu bạn có một con cá chép, cá chim hoặc cá basa nhưng chưa biết làm món gì thì hãy cân nhắc đến món cá kho riềng.
Nước cá kho sền sệt, mặn ngọt đậm đà với thịt cá béo ngậy ăn kèm với rau luộc là món ăn tuyệt vời nhất những ngày mưa.
Hướng dẫn trồng và thu hái củ riềng đỏ
Cây riềng đỏ là một loại thực vật có tính thích nghi tốt, rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Nếu bạn đang có nhu cầu trồng loài cây này, hãy tham khảo qua một số điều cần lưu ý dưới đây:
Yêu cầu về đất trồng riềng
Riềng là một loại cây trồng có khả năng thích nghi tốt. Nó có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt như hạn hán và ngập úng. Đồng thời, cây riềng cũng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau.
Tuy nhiên, để trồng riềng đạt năng suất cao, bạn cũng cần chọn đất tốt. Đất trồng riềng phải là đất mùn, thoáng khí. Mặc dù củ riềng đỏ có nhiều công dụng hữu ích và được sử dụng nhiều nhưng riềng không được trồng rộng rãi.
Cách trồng riềng
Đối với các quy mô trồng trọt khác nhau, người ta có cách thức và quy trình gieo trồng khác nhau. Tham khảo phần dưới đây để lựa chọn phương pháp trồng phù hợp với quy mô trồng riềng của bạn:
Trồng tại nhà với quy mô nhỏ:
- Chọn chỗ đất cao và gần để nước để trồng riềng.
- Đào hố sâu 30 – 40 cm và bón lót 1 đến 2 kg phân và lấp một lớp đất mỏng.
- Tiếp theo, bạn lấy củ riềng hoặc gốc riềng có rễ, mầm đặt vào hố rồi lấp đất lại và tưới nước.
- Sau tầm 4 – 5 ngày, riềng sẽ ra rễ mới và bắt đầu mọc mầm. Ở giai đoạn này, bạn có thể bón phân để giảm thời gian sinh trưởng của riềng. Thông thường sau 4 – 5 tháng, bạn đã có thể thu hoạch được củ riềng to.
Trồng riềng với quy mô lớn:
- Chọn chỗ đất cao ráo, cày vừa và dọn cỏ sạch sẽ, bón phân đầy đủ. Một ha trồng riềng bón 15 – 20 tấn phân chuồng trộn với 200 – 300 kg phân lân.
- Đất cần phải đánh luống cao 20 – 25 cm, rộng 1 – 1,3 cm và rạch hàng 50 x 50 cm.
- Riềng đem trồng phải chọn các củ có giống tốt, sạch bệnh. Củ cần phải cắt hết lá trước khi đem trồng, khi đặt mồi phải lấp đất chặt gốc.
- Khi riềng mọc cao 30 – 40 cm thì vun gốc 1 lần.
- Người ta có thể thu hoạch riềng sau 5 – 6 tháng trồng.
>>> Xem thêm: Báo Giá Cây Giống 2021 – Cây Giống Bắc Trung Nam <<<
Nơi bán củ riềng đỏ uy tín
Những người không có kinh nghiệm chọn giống và ít trồng trọt rất dễ nhầm lẫn các loại riềng với nhau. Hiện nay có không ít trường hợp người mua không nhận ra được sự khác biệt giữa các loài trong cùng chi riềng.
Vì thế, khi cần mua củ riềng đỏ hoặc cây giống, hãy cân nhắc lựa chọn một đơn vị uy tín. Cây Giống Bắc Trung Nam tự hào là cơ sở kinh doanh cây giống giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy nhất hiện nay với các tiêu chí:
- 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và chăm sóc cây trồng.
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăm sóc trọn đời với các loại cây trồng.
- Hoàn tiền 200% nếu giao hàng sai quy cách.
- Giao hàng nhanh, giao tận nhà.
- Cung cấp hơn 70 cây giống cho các công trình cho các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Vì thế, nếu có nhu cầu về riềng đỏ hoặc cây giống riềng, hãy lựa chọn Cây Giống Bắc Trung Nam để có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về củ riềng đỏ. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách phân biệt các loại riềng và công dụng của nó.
Nếu bạn hiện đang có nhu cầu mua củ riềng đỏ chất lượng cao xuất khẩu, hãy liên hệ ngay với Cây Giống Bắc Trung Nam qua thông tin liên lạc 0909.855.145 để được tư vấn chi tiết.
——————–*****———————
Thông tin liên hệ Cây Giống Bắc Trung Nam
Địa chỉ: Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai
Điện thoại: 0909.855.145
Email: vuonuomdongnai@gmail.com