Cây Bơ Sáp giống –  Đặc điểm, cách trồng và trị bệnh thường gặp 2022

Cây Bơ Sáp giống –  Đặc điểm, cách trồng và trị bệnh thường gặp

Ở Việt Nam, Bơ Sáp phân bổ nhiều ở các vùng Daklak, Lâm Đồng và Phú Thọ. Loại cây ăn quả này dễ chăm sóc, cho năng suất cao; thị trường tiêu thụ tốt và giá bán quả ở mức khá. Quả Bơ Sáp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ để ăn tươi mà còn là nguồn nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm thơm ngon khác. Cây Bơ Sáp là gợi ý tốt nếu bạn đang tìm loại cây ăn quả dễ trồng, giá trị kinh tế cao.

Những đặc điểm nổi bật của cây Bơ Sáp

Nguồn gốc của Bơ Sáp đến từ Mexico và đã được trồng ở Việt Nam từ năm 1940. Đặc điểm sinh thái của cây là ưa sáng, ưa ẩm ướt; phát triển tốt ở những vùng đất tơi xốp. Bơ Sáp là loại cây thân gỗ, cây trồng lấy quả. Chiều cao của cây ở mức trung bình, khoảng 6-8m với tán bên trong đường kính khoảng 5m.

Lá của Bơ Sáp có màu xanh đậm với phiến lá dài đến 20cm. Hoa mọc thành từng chùm, màu vàng xanh. Quả có hình cầu, gần giống hình quả trứng, dài 7-15cm. Vỏ bên ngoài nhẵn, hơi cứng, màu xanh đậm hoặc nâu đậm. Ruột bên trong mềm, khi chín có màu vàng nhạt, vị ngọt thanh, béo ngậy vừa phải. Cây cho ra quả vào đầu mùa thu, trọng lượng đạt 2-3 quả đạt 1kg.

quả cây bơ sáp
Bơ Sáp xuất xứ Mexico và được trồng phổ biến ở Việt Nam

Giá trị sử dụng của quả Bơ Sáp giàu dinh dưỡng

Sử dụng trực tiếp quả bơ chín tươi

Sử dụng Bơ Sáp mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng trong Bơ Sáp có thể kể đến chất xơ, các chất chống oxy hóa, vitamin. Công dụng tuyệt vời của chúng là làm chậm quá trình lão hóa, cung cấp năng lượng; hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc ổn định. Đặc biệt là hàm lượng vitamin E dồi dào rất tốt cho làm đẹp da.

Chế biến nhiều thực phẩm làm từ quả bơ

Trái Bơ Sáp có thể biến tấu với nhiều cách sử dụng thay vì chỉ ăn tươi. Đây là trái cây rất được yêu thích trong các quán xá, nhà hàng, khách sạn. Một số món ăn thơm ngon chế biến từ bơ như: kem bơ sữa dừa, sinh tố bơ chuối, bánh mì nướng bơ… Ngoài ra, Bơ Sáp còn là thành phần của nhiều loại thực phẩm; mỹ phẩm mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bơ Sáp giống

Cách trồng giống cây Bơ Sáp đơn giản, chuẩn kỹ thuật

Chọn vùng đất trồng là loại đất tơi xốp, có độ ẩm tốt, lượng mưa hàng năm cao. Chọn cây giống được ghép mắt hoặc ghép cành khỏe mạnh, tươi tốt, nhiều lá, cành nhánh cứng cáp.

Thời điểm trồng là tháng 5-7 có mưa nhiều; giúp cây sinh trưởng nhanh hơn và tiết kiệm công sức tưới nước. Tán cây phân nhánh rộng, cần bảo đảm khoảng cách tối thiểu 9m để không ảnh hưởng đến nhau.

cây bơ sáp giống
Chọn Bơ Sáp giống có thân đẹp, khỏe mạnh, tươi tốt

Tiến hành làm vườn và đào hố trồng trước 1 tháng, kích thước hố từ 60x60x60 cm trở lên. Khử trùng và cung cấp dưỡng chất cho đất bằng phân chuồng hoai mục, NPK kết hợp vôi bột.

Tháo vỏ bầu bên ngoài cây Bơ Sáp giống, nhẹ nhàng đặt vào hố trồng; lấp đất quanh gốc và nhẹ nhàng lèn chặt đất. Tưới nước và duy trì độ ẩm cho cây suốt 1 tháng đầu sau trồng.

Cành nhánh của cây phát triển nhanh theo chiều ngang, nên tỉa tán thông thoáng cho cây khỏe mạnh hơn. Sau trồng 3 tháng, Bơ Sáp cao khoảng 1m và cần được bấm ngọn, loại bỏ cành nhành chồng chéo, sâu bệnh.

Tiến hành bón phân định kỳ 30 ngày một lần cho cây, lượng phân bón khoảng 100g NPK. Cho đến khi cây bước sang năm tuổi thứ 2 thì tăng lượng phân bón lên 40%. Đến khi cây 2-3 năm tuổi có thể ra quả, cần bón thêm 10% lượng phân bón.

Điều trị kịp thời các bệnh trên cây Bơ Sáp giống

Ngoài kỹ thuật trồng cây Bơ Sáp đúng chuẩn thì cần phải chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Dưới đây là các bệnh trên cây Bơ Sáp dễ gặp nhất các cách phòng trừ hiệu quả.

  • Sâu cuốn lá và sâu cắn lá: phá hại lá làm cây chậm sinh trưởng; giảm hấp thụ dưỡng chất, giảm năng suất. Điều trị bằng cách phun thuốc, gỡ bỏ lá do sâu phá hại để lại.
  • Rầy bông: hút nhựa lá non làm cây giảm sinh trưởng; hút nhựa quả non làm giảm năng suất, chất lượng quả.
  • Bệnh thối rễ: nấm Phytophthora cinnamoni xâm nhập phá hủy rễ cây. Cây nhiễm bệnh bị xơ xác tán, chết dần. Điều trị bằng cách cạo vết thối trên thân, quét sulfate đồng và vôi đặc. Đào và vứt bỏ cây chết vì bệnh.
  • Bệnh đốm lá: nấm xuất hiện trên lá, nhận biết bằng các đốm nấm tròn, màu nâu. Sử dụng thuốc để phun trừ nấm.
  • Bệnh khô cành, thối quả: nấm hút nhựa của cành, xâm nhập vào bên trong quả qua những vết cọ sát hoặc côn trùng chích. Cành bị khô, quả bị thối. Cần điều trị bằng phun thuốc trừ nấm.
cây bơ sáp
Lưu ý kiểm tra và phun trừ sâu bệnh, nấm bệnh kịp thời cho Bơ Sáp

Mua cây bơ sáp giống ở đâu chất lượng, giá rẻ?

Để phòng trừ các bệnh trên cây Bơ Sáp thì ngay từ đầu phải chọn cây giống tốt; không nhiễm sâu bệnh, sức sống khỏe. Để được tư vấn chọn Bơ Sáp giống chuẩn nhất và mua cây giống chất lượng; bà con nông dân hãy liên hệ tới Cây Giống Bắc Trung Nam. Nguồn cây giống đã được ghép mắt từ những cây mẹ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Hình thái cây giống thẳng, tươi, nhiều lá, không sâu bệnh, rễ phát triển khỏe.

Cây Giống Bắc Trung Nam có vận chuyển giao cây đến tận nơi, có nhận giao cây trên toàn quốc. Ngoài Bơ Sáp, Cây Giống Bắc Trung Nam còn cung cấp các loại giống cây ăn quả khác có năng suất tốt, chất lượng cao.

——————–*****———————

Liên hệ mua cây giống bơ sáp:

Điện thoại: 0903.248.125.

Email: vuonuomdongnai@gmail.com